Ghi chép đọc sách
"Có những việc hôm nay ta làm tưởng không bao giờ quên, nhưng ngày mai, ngày kia, công việc khác ập tới, việc nào cũng quan hệ, cảnh nào trải hoặc biết cũng dồn dập, gay go, thì cái việc, cái người mới hôm trước tưởng không bao giờ quên nay chỉ còn lờ mờ trong ta thôi. Rất nên ghi chép, ghi chép giúp phát triển trí nhớ. quan sát bắt ta nhớ và mở rộng những điều ta biết" - Tô Hoài
Những bài viết tóm tắt và bình luận một số sách nổi bật:
Cuốn sách giới thiệu rất nhiều kỹ thuật để người đọc có thể nhớ được sách một cách rất hiệu quả, và những kỹ thuật này sẽ đặc biệt có ích với những sách học kỹ năng, kiến thức. Khi tình cờ biết đến cuốn sách này Otoada đã ngay lập tức mua về và đọc nó dù vẫn đang có rất nhiều sách ở nhà mà chưa kịp đọc. Mình rất quan tâm đến điều này không phải chỉ bởi việc mong muốn lưu giữ những kiến thức đã đọc được mà còn bởi vì mình đã quên hết chi tiết của những cuốn tiểu thuyết tuyệt vời nhất mình từng đọc. Như cuốn "Chuyện dài bất tận" Otoada từng phải đi mua lại để đọc để nhớ xem vì sao mình đã từng thích Sa mạc Muôn Màu và Nỗi Buồn Sặc Sỡ đến vậy (thậm chí đến giờ mình còn không chắc cái tên mình vừa nêu có đúng không nữa). Có lần mình mượn đọc từ thư viện một cuốn truyện về cuộc sống của một con mèo dưới góc nhìn của chính nó, truyện của Pháp rất hay, nhưng mình đã không thể nào nhớ được tên cuốn sách cũng như nội dung cốt truyện để tìm đọc lại.
Nội dung cuốn sách này mục đích là khơi gợi cho bạn ý tưởng về năng khiếu
Làm những điều mới mẻ
Chạm đến một phong cách sống khác
Thật chuẩn xác khi hầu hết lời khen tặng dành cho cuốn sách nhắc tới hai từ “Thấu cảm”. Xã hội nhìn thấy gì ở một đứa con trai ôm đầu rên rỉ, nằm úp mặt xuống đất ở siêu thị gào thét rồi đá đổ đồ đạc, giữa đêm bỏ ra ngoài vườn nấp trong khe xó để ngủ, ngồi đần ra như mất hồn ở nhà ga không để ý thấy người ta nói với mình, tự dưng đánh cảnh sát hay giơ con dao ra đeo dọa khi người ta hỏi liệu họ có thể giúp gì cho nó?
Day dứt và ám ảnh là những từ luôn được dùng để mô tả tác phẩm này. Nhưng hơn cả sự đọng lại ngay sau nỗi bàng hoàng đó là cái xót thương tan vào cái tàn nhẫn của số phận.
Thú vị, sâu sắc. Tôi không quan tâm đến những ý nghĩa sâu cay nào bên trong đó như người ta giới thiệu về tác phẩm châm biếm này. Khi đọc tác phẩm văn học tốt ta thấy rõ cái tài của tác giả chính là sự trải nghiệm, thấu hiểu, cảm xúc của chính tác giả hiển hiện ra trong câu chuyện. Một câu chuyện hết sức đơn giản, dễ hiểu, nhưng cảm xúc trong đó thật hay.
Không thể viết được, nếu không hiểu đời một cách sâu xa, nếu không theo nhịp điệu cuộc sống một cách có ý thức, nếu không phát hiện được những cái mới cho cuộc sống. Nếu nhu nhược, chủ quan, chỉ quanh quẩn gặp nhấm dăm ba suy nghĩ đã sẵn trong đầu, không tiếp xúc và nghiên cứu đời sống, không thuộc cuộc sống, khó lòng đã cầm bút viết được.