Các bài dịch này Otoada đều lược dịch và có những thay đổi nhỏ để phù hợp với người Việt nhưng đảm bảo ý đồ chính của tác giả không bị thay đổi.
1. Chờ đợi cảm hứng
Bạn chính thức quyết định phải hoàn thiện tiểu thuyết của mình. Khởi động bước đầu với một laptop mở sẵn với một vị trí đẹp ở Starbucks, hai tay ôm chiếc cốc cà phê và nhâm nhi, dường như những ngón tay không đếm xỉa gì đến bàn phím. Mơ màng nhìn qua cửa sổ, mong chờ ngắm nhìn một đàn chim bay theo hình chữ V. Nếu không có cửa sổ thì quay ra quan sát các vị khách hàng và tin chắc người ta đều thấy bạn đang đắm chìm trong một thế giới khác.
Bạn đang chờ đợi cảm hứng. Nó phải nhảy bùm vào bạn như một ngọn lửa rừng rực.
Bạn vẫn chưa viết được một từ nào. Ngay lập tức mở Pikachu, đọc chút tin tức hay vào Facebook và tự nhủ cần thư giãn tâm trí một chút để có cảm hứng hơn.
Những người sáng suốt làm ngược lại, họ không chờ đợi cảm hứng. Cảm hứng đến sau đó.
Otoada rất đồng tình về phân tích này và cũng đã như vậy. Việc nào ta cũng muốn làm nhưng cứ lẫn lữa, nhưng khi quật ngã thói quen ì trệ bắt tay vào làm một chút thôi cảm hứng sẽ tự động xuất hiện ngay sau đó và rất tự nhiên mọi thứ cứ tiếp diễn và tạo thành một thói quen mới.
Nhiều tâm hồn tội nghiệp nghĩ rằng bí mật của sáng tác chính là động từ “viết”, xử lý các vấn đề nhỏ nhanh chóng rồi những vấn đề lớn sẽ xử lý ngay sau khi bản nháp đầu tiên hoàn thành. Đây là những điều họ làm:
- Thiết lập kế hoạch viết theo định mức: Hạn mức họ lập ra không hề có chỗ cho việc “suy nghĩ” mà chỉ chăm chăm xem bao nhiêu từ sẽ được viết trong một ngày. Và cuối tuần việc hoàn thành vượt định mức 10% khiến họ rất hài lòng.
- Kiểm tra lại những gì đã viết hôm trước: để họ quay trở lại luồng mạch của truyện, sau đó họ sẽ sửa chữa đẽo gọt nhưng sau lại không tiếp tục viết tiếp cho ngày hôm nay.
2. Hết sức lo lắng
Để trì hoãn việc viết tiểu thuyết, bạn không ngừng lo lắng tác phẩm của mình sẽ tồi tệ đến thế nào. Nếu bạn nghĩ quá nhiều về một điều đang nghi ngại không chắc chắn, đến một lúc đủ lâu nó sẽ hình thành sự sợ hãi. Jack Bickman một tiểu thuyết gia đã chia sẻ: “Tất cả chúng tôi đều e sợ trông thật ngu ngốc, cạn ý tưởng, không bao giờ bán được sách hoặc không được chú ý. Chúng tôi những người viết tiểu thuyết đang gây dựng một đế chế sợ hãi. Một số nỗi sợ sẽ không bao giờ biến mất và chúng tôi phải học cách sống chung với nó.”
Một số nhà văn không chỉ học cách sống chúng với e ngại và sợ hãi, họ còn đánh bại chúng. Họ đơn giản chỉ nghĩ tìm đến bàn phím, tập trung vào những từ ngữ đang hiện hữu dạt dào, đá bật "Nhà phê bình nội tâm" ra đường. Họ tự rèn luyện qua những bài tập viết ví dụ như:
- 5 phút viết không ngừng: nếu có thể hãy viết vào buổi sáng, không cần nghĩ ngợi cân nhắc, chỉnh sửa hãy cứ viết.
- Câu dài cả trang giấy: lựa chọn một thứ để mô tả ví dụ như căn phòng hoặc một nhân vật, hãy viết một câu dài liền mạch trong 1 trang giấy, không dừng, không sửa chữa.
- Lập danh sách: khi bí ý tưởng, hãy làm một danh sách theo phương pháp Brainstorming. Hãy viết ra bất kỳ ý tưởng nào mà không được phán xét. Hãy tắt “bộ lọc” của não, cho “Nhà phê bình nội tâm” phiền hà một kỳ nghỉ. Cuối cùng hãy chọn ra ý tưởng tốt nhất từ danh sách.
3. Bỏ qua kỹ thuật
Những kinh nghiệm để tránh việc trì hoãn viết áp dụng dù là bạn đã hoàn thành bản nháp đầu tiên hay chưa.
Những tác giả mà thực sự thành công trong việc bán các tác phẩm của mình luôn chú ý xây dưng mối quan hệ với người đọc đầy nghiêm túc. Họ tiếp nhận những phản hồi từ biên tập viên, nhà phê bình, những người bạn tin cậy, họ không ngừng đọc các tiểu thuyết và phân tích. Họ phân tích các tác phẩm thành công. Họ tự đặt ra các câu hỏi rồi tìm hiểu để tăng kinh nghiệm hơn ví dụ như:
- Tác giả làm mình muốn lật sang trang tiếp theo bằng cách nào?
- Tại sao mình lại bị nhân vật chính lôi cuốn đến vậy?
- Khi nào các định hướng tình huống xuất hiện?
- Các nhân vật phụ tương tác thế nào?
- Bối cảnh nào có hiệu quả?
- Chìa khoá của xung đột là gì?
- Xử lý đối thoại ra làm sao?
4. Phẫn uất
Phẫn uất không chỉ tạo ra một tiểu thuyết không đáng đọc mà còn đánh chìm sự nghiệp của bạn. Hãy để sự kiêu ngạo và thách thức là hai vũ khí đưa bạn đến với các nhà xuất bản. Nhiều người khi bị từ chối kịch bản, họ chỉ trích bản thân. Nghĩ về các biên tập viên và nhà xuất bản nhưng những sinh vật khủng khiếp luôn yêu thích từ chối các bản thảo, ngồi đó trước máy tính và cười bwahaaaa như thể đang bắn ra viên đạn khủng bố: Lá thư từ chối.
Nhưng cũng nhiều tác giả khác vượt qua và có được sự nghiệp ấn tượng, họ có ý tưởng điên rồ giúp họ vực dậy tinh thần, thậm chí học hỏi từ sự chối từ và sử dụng như một động lực để viết tốt hơn. Họ luôn ghi nhớ lời của nhà văn Ron Goulart: “Đừng bao giờ coi rằng việc người ta từ chối bản thảo là lời chối từ con người bạn. Trừ phi đó là một cú đấm vào mặt bạn”
Đúng, người ta nhận thấy sự tổn thương khi bị từ chối nhưng họ cũng tin rằng đó là một phần tất yếu của tiến trình và sẽ luôn luôn như vậy. Các nhà văn thích làm những điều sau:
- Đắm chìm, sau đó viết. Họ cho phép bản thân gặm nhấm sự tổn thương trong vòng nửa tiếng đến một tiếng, sau đó quay lại với bàn phím máy tính.
- Nghiên cứu lời phê bình. Họ sẽ xem xét kỹ các bức thư chối từ và đọc lại bản thảo của mình để rút ra nhưng bài học. Họ hiểu rằng ngành xuất bản thực sự muốn tìm những tiếng nói mới mẻ.
5. Viết vì thị hiếu số đông
Bây giờ ta sẽ nói về những điều then chốt khiến một tác phẩm hoàn toàn không có cơ hội nào. Trước hết là việc chạy theo thị trường, đó là khi bạn nghiên cứu mày mò danh sách bán chạy nhất và cố gắng tìm ra xu hướng chung rồi chạy theo nó.
Trong ngành xuất bản, khi bạn phát hiện ra một xu hướng, thì đó đã lúc quá muộn để gia nhập. Lúc bạn hoàn thành tác phẩm của mình không gì đảm bảo xu hướng đó còn tồn tại. Các nhà xuất bản cũng cần có lợi nhuận để tồn tại, nhưng họ cũng luôn tìm kiếm một điều gì đó đặc biệt, những tác phẩm từ trái tim và đam mê và những điều gửi gắm trong tác phẩm. Họ tìm kiếm một luồng gió mới:
- Hãy khám phá mọi mặt của câu chuyện: người ta tập trung vào cảm xúc của câu chuyện.
- Đọc nhiều lĩnh vực.
Hãy luôn tâm niệm rằng nếu bạn không có tiếng nói của riêng mình có nghĩa là bạn không viết cuốn tiểu thuyết của mình.
6. Càng nhiều tham khảo càng tốt
Với sự bùng nổ của ebook và người ta có thể dễ dàng tự xuất bản bất cứ cái gì, các tác giả có một con đường mới để viết một tác chẳng đáng để đọc. Họ bị ám ảnh và áp lực về việc phải trở thành một nhà văn. Họ sử dụng những người đọc tham khảo: họ không tin chính bản thân mình ở mọi mặt, họ chờ những người đọc thử nghiệm đưa ra các vấn đề và sửa theo đó. Họ cũng thuê những biên tập viên tự do giúp họ sửa bài để tiết kiệm chi phí hơn so với các nhà xuất bản chính thống.
Nếu bạn đang muốn viết một cuốn tiểu thuyết không thể xuất bản hãy làm như họ.
7. Từ bỏ
Bạn đã viết và lại có những lý do để bạn không thể hoàn thành trọn vẹn tiểu thuyết của mình?
Những tác giả thành công đều nói rằng tất cả đều là sự kiên trì. Chừng nào bạn còn có máy tính hoặc bút và giấy bạn đều có thể viết. Và chừng nào bạn còn viết thì bạn vẫn còn có cơ hội được xuất bản.
"Từ từ" sao? Đó là cái gì vậy? Bạn có muốn tiểu thuyết của mình hay không? Chà, dù sao tôi cũng không phải là một Cảnh sát trưởng Sáng tác. Lựa chọn là của bạn.
Bài viết được Otoada dịch của tác giả James Scott Bell
Nguồn: http://www.writersdigest.com