1) Hầu hết những điều bạn lo lắng không xảy ra
Khi bạn cảm thấy bắt đầu lo lắng, hãy tự hỏi:
- Có bao nhiêu điều bạn đã sợ hãi mà nó đã thực sự xảy ra?
Và nếu bạn có chút gì đó giống tôi, thì câu trả lời là: rất ít. Và lại càng rất ít trong số những điều đã xảy ra đó đã thực sự làm tôi tổn thương hay là một điều gì đó khủng khiếp nhưng tôi đã tưởng tượng.
Lo lắng hầu hết chính là một con quỷ mà bạn xây dựng trong trí tưởng tượng của mình.
2)Tránh trở nên hoang mang trong nỗi sợ hãi mơ hồ
Khi cảm giác lo lắng mơ hồ xuất hiện, thông tin rõ ràng không đầy đủ thì rất dễ những suy luận lo lắng sẽ được phóng đại hơn và tạo nên một kịch bản bi kịch.
Hãy tìm sự rõ ràng bằng cách tự hỏi:
Một cách trung thực và thực tế, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?
3) Đừng cố đoán người khác nghĩ gì
Hầu như việc cố đoán người khác nghĩ gì đều khó thành. Rồi mọi thứ lại dễ dàng được phóng đại và một bi kịch được tạo dựng.
Đừng chọn cách lo lắng rồi tự hiểu lầm.
Hãy giao tiếp, hỏi điều cần phải hỏi.
4)Hãy dừng lại khi trong tình huống bạn biết mình không thể suy nghĩ sáng suốt
Trước đây, khi tôi đói, khi nằm chuẩn bị ngủ, trí óc tôi trở nên sẵn sàng hoạt động hơn bao giờ hết. Sau này tôi đã luyện cho mình thói quen phải nhanh chóng nhắc nhở bản thân: Không, không, mình không thể nghĩ về những rắc rối đó bây giờ. Mình sẽ nghĩ về nó vào thời điểm thích hợp cho việc hoạt động trí óc.
5)Hãy nhớ, mọi người không nghĩ về bạn là ai, bạn làm gì nhiều như bạn đoán đâu
Người ta đã quá bận rộn với con cái, gia đình, thú cưng, công việc của họ, họ không có nhiều thời gian để nghĩ về người khác. Đứng quá lạc lối trong những lo lắng bủa vây về việc mọi người nghĩ gì hay nói gì khi bạn làm một điều nào đó. Đừng để nhưng suy nghĩ đó chặn đường của bạn.
6)Tập thể dục
Những hoạt động vận động cơ thể khiến tôi cảm thấy mình quyết đoán và tập trung hơn.
7)Hãy để những lo lắng được nhẹ nhàng hơn
Hãy tâm sự về những lo lắng của bạn với một người thân thiết. Nếu bạn không có ai để nói ra được những lo lắng đó, bạn có thể viết nó ra. Điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh trở lại và nhìn nhận cả câu chuyện được rõ ràng hơn.
8)Chú tâm vào khoảnh khắc hiện tại nhiều hơn
Khi bạn hồi tưởng nhiều về quá khứ thì dễ dẫn đến việc lo lắng tiếp cho tương lai. Nghĩ quá nhiều về tương lai dễ khiến bạn bị cuốn trôi bởi một viễn cảnh bi kịch nào đó.
Hai cách mà hiện nay tôi đang sử dụng là:
- Chậm lại: hãy làm mọi thứ chậm lại: di chuyển, nói chuyện, ăn, lái xe. Nó sẽ khiến bạn bắt đầu chú ý và nhận thức nhiều điều đang xảy ra xung quanh hơn.
- Ngắt rồi kết nối lại: Khi bắt đầu lo lắng, hãy nghiêm khắc mà hét lên với bản thân là dừng lại. Sau đó dành 1 đến 2 phút đến tập trung 100% vào những gì quanh bạn, cảm nhận từ cảm xúc, cảnh quan, mùi, âm thanh.
9)Tập trung lại vào những bước nhỏ sẽ khiến bạn tiến lên
Tôi tự hỏi mình: hành động nhỏ nào mình có thể thực hiện ngay để bắt đầu cải thiện tình huống rắc rối mình đang gặp phải?
Và cứ như vậy, từng bước một, hết bước nhỏ này tôi sẽ nghĩ ra những bước nhỏ khác.
Otoada dịch của Henrik Edberg từ Positivity Blog 2016